Thứ 3, ngày 24 tháng 5 năm 2022
Báo chí Indo: 'Phải thừa nhận U22 Việt Nam vẫn vượt trội hơn'
TTO - Suara sau trận đấu đã giật dòng tít thể hiện sự thất vọng: 'U22 Indonesia chỉ biết gục ngã những phút cuối trước U22 Việt Nam', còn Detik 'phải thừa nhận U22 Việt Nam vẫn vượt trội hơn'.

Tờ Kumparan đưa tin về trận đấu giữa U22 Indonesia và U22 Việt Nam - Ảnh chụp màn hình
Sau trận thua ngược 1-2 trước U22 Việt Nam tối 1-12, báo Indonesia tỏ rõ sự tiếc nuối vì đội nhà đã không thể giữ được lợi thế dẫn trước.
Tờ Suara sau trận đấu đã giật dòng tít thể hiện sự thất vọng: "U22 Indonesia chỉ biết gục ngã những phút cuối trước U22 Việt Nam".
Bên dưới, bài viết này có đoạn: "Đội nhà đành phải 'nuốt trôi' thất bại đầu tiên ở SEA Games 2019". Ngoài ra, tờ này còn bày tỏ sự tiếc nuối tràn trề khi hàng hậu vệ U22 Indonesia để cho Thành Chung gỡ hòa ở phút 63.
Trong khi đó, bài tường thuật sau trận của tờ Detik thì nhận xét: "Phải thừa nhận U22 Việt Nam vẫn vượt trội hơn". Bài viết tập trung chủ yếu vào việc U22 Việt Nam đã vượt qua khó khăn để giành chiến thắng.
"Các cầu thủ Việt Nam đã phản ứng rất tích cực sau bàn thua. Họ bình tĩnh tấn công và rất kiên trì", bài viết nhận xét. Trang này cũng bày tỏ tiếc nuối bởi U22 Indonesia dẫn trước nhưng vẫn trắng tay khi rời sân.
Cùng nhận định này là tờ Liputan6. Tờ này nhận xét U22 Việt Nam rất bản lĩnh khi chơi tấn công nhưng vẫn biết cách khóa chặt các đợt phản công của Indonesia. "U22 Indonesia rất bén khi phản công, nhưng hàng phòng ngự của họ đã không cho chúng ta khoảng trống", tác giả Yustiawan viết.
Kumparan thì dành lời khen cho một số cá nhân của U22 Việt Nam trận này. "Bằng cách này hay cách khá, Quang Hải và Tiến Linh vẫn có thể xâm nhập vòng cấm của Indonesia. Còn Hoàng Đức thì cuối trận có một cú sút xa dũng mãnh để ghi bàn".
Khen Việt Nam nhưng tờ này không chỉ trích cầu thủ U22 Indonesia. Bài viết thậm chí còn động viên đội nhà nỗ lực trong hai trận còn lại của vòng bảng.

-
TTO - Người dân bị thu hồi đất với giá bồi thường 300.000 - 800.000 đồng/m2, sau đó doanh nghiệp phân lô bán nền giá 4,5 - 7 triệu đồng/m2. Suốt 4 năm qua, người dân bị thu hồi đất vẫn chưa được tái định cư.
-
TTO - Cụm công nghiệp Quảng Tâm có diện tích 35ha (huyện Tuy Đức) được UBND tỉnh Đắk Nông giao đất vào cuối năm 2009 và bị lấn chiếm cho đến nay. Suốt 12 năm qua, chính quyền các cấp tỉnh này lúng túng xử lý không xong.
-
TTO - Việc gom đất, thổi giá "đón đầu" hai dự án cao tốc Buôn Ma Thuột - Khánh Hòa và Chơn Thành (Bình Phước) - Gia Nghĩa (Đắk Nông) khiến chính quyền các địa phương vất vả ngăn chặn.
-
TTO - Hơn 100 dự án bất động sản với nhiều kiểu vướng mắc được Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) tổng hợp kiến nghị, gửi đến UBND TP.HCM và các cơ quan có thẩm quyền từ tháng 3 đến tháng 5-2022.
-
TTO - UBND TP Hà Nội vừa có báo cáo Bộ Xây dựng về rà soát tổng mặt bằng và phương án kiến trúc công trình đa chức năng Postef, số 61 Trần Phú (phường Điện Biên, quận Ba Đình).
-
TTO - Khu đất mà người mẫu Ngọc Trinh nói mới mua tiếp tục gây xôn xao, khi chủ sở hữu đích thực nói có người thuê đất của bà để tổ chức tiệc, sau đó xuất hiện hình ảnh Ngọc Trinh chụp với khu đất.
-
TTO - Lãnh đạo UBND TP Hải Phòng sau khi kiểm tra thực địa tại Nông trường Quý Cao, huyện Tiên Lãng đã chỉ đạo tập trung xử lý dứt điểm vấn đề giải thể của doanh nghiệp cũng như tình trạng xây dựng trái phép tràn lan tại nông trường.
-
TTO - Sở Thông tin - truyền thông tỉnh Lâm Đồng cho biết đang thu thập các chứng cứ liên quan tới việc người mẫu Ngọc Trinh tung tin sai sự thật.
-
TTO - Dù không phải cán bộ, nhân viên thuộc Nông trường Quý Cao nhưng vẫn có đất giao khoán tại đây và ngang nhiên xây dựng công trình nhà ở kiên cố, biệt thự, nhà nghỉ... từ nhiều năm nay mà không bị cơ quan nào kiểm tra, xử lý dứt điểm.
-
TTO - Trong khi các nhà đầu tư lo lắng về việc tăng lãi suất, về chuỗi cung ứng và suy thoái kinh tế, các tỉ phú càng lo lắng hơn. Và họ đang đổ xô vào một loại tài sản đã được chứng minh về khả năng bảo vệ của cải: đất nông nghiệp.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận