Thứ 4, ngày 25 tháng 5 năm 2022
Những người thầm lặng góp sức cho đoàn thể thao Việt Nam ở SEA Games 30
TTO - Trong số 856 thành viên đoàn thể thao Việt Nam tham dự SEA Games 30 có 22 bác sĩ, kỹ thuật viên vật lý trị liệu. Họ là những người làm việc cực nhọc từ sáng sớm đến đêm khuya để chăm sóc sức khỏe các vận động viên ở Việt Nam.

Phòng y tế của đoàn thể thao Việt Nam tại SEA Games 30 không bao giờ đóng cửa bởi bất cứ khi nào các VĐV, HLV, thành viên trong đoàn gặp vấn đề về sức khỏe đều có thể tìm đến. Hằng ngày luôn có 1-2 bác sĩ túc trực tại phòng để massage, điều trị vật lý trị liệu, cấp phát thuốc... cho các VĐV. Ngày 4-12, bác sĩ Vũ Xuân Công - Bệnh viện Thể thao Việt Nam - là người được phân công túc trực tại phòng y tế - Ảnh: KHƯƠNG XUÂN

Ngoài các bác sĩ trực tại phòng y tế, các bác sĩ và kỹ thuật viên khác được phân đi theo chăm sóc các đội tuyển tham dự SEA Games. Họ có mặt trong các buổi tập và các buổi thi đấu của từng môn. Với các môn trọng điểm như điền kinh, bơi lội, thường xuyên có 2-3 bác sĩ đi theo để chăm sóc và điều trị. "Tài sản" mang theo của các bác sĩ đến SEA Games là nhiều thùng thuốc, máy móc điều trị, băng bông, gạc... Tất cả các loại thuốc này đều an toàn và không có thành phần doping (các chất cấm theo danh mục đã công bố của WADA) - Ảnh: KHƯƠNG XUÂN

Các VĐV dự SEA Games không được tự ý dùng bất cứ loại thuốc gì. Khi gặp vấn đề về sức khỏe họ phải lên gặp bác sĩ và nhận thuốc từ phòng y tế. Sau khi nhận thuốc VĐV sẽ được giữ một tờ biên nhận, tiểu ban y tế của đoàn thể thao Việt Nam sẽ giữ 2 liên còn lại để phòng khi VĐV gặp vấn đề gì. Trong ảnh là kỹ thuật viên Nguyễn Văn Triển và Lê Xuân An massage cho kình ngư Nguyễn Huy Hoàng sau buổi thi đấu ngày 4-12 - Ảnh: KHƯƠNG XUÂN
Anh Tạ Đắc Anh - kỹ thuật viên vật lý trị liệu Bệnh viện thể thao Việt Nam - giúp VĐV điền kinh Quách Công Lịch căng, giãn cơ trong buổi tập chiều 4-12 - Video: KHƯƠNG XUÂN

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, bác sĩ Nguyễn Trọng Thủy - Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia Hà Nội - cho biết phòng y tế tại làng VĐV New Clark City đón tiếp khoảng 50 VĐV đến điều trị mỗi ngày. Giờ cao điểm các VĐV đến để được massage, khám, lấy thuốc... là sau giờ tập buổi sáng, chiều và đêm khuya - Ảnh: KHƯƠNG XUÂN

Hầu hết các VĐV đều có nhu cầu được massage, thả lỏng sau khi tập và thi đấu để tăng khả năng hồi phục. Vì vậy các bác sĩ, kỹ thuật viên phải làm việc liên tục tại các địa điểm tập luyện và thi đấu. Buổi tối khi về họ lại tiếp tục làm việc tại phòng y tế cho đến khi hết VĐV. Bác sĩ Nguyễn Trọng Thủy nói: "Đội ngũ y tế của đoàn thể thao Việt Nam luôn cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho các VĐV tham dự đại hội. Dù vất vả nhưng chỉ cần VĐV khỏe, không bị chấn thương là chúng tôi vui rồi" - Ảnh: KHƯƠNG XUÂN
-
TTO - Liên quan nhà ở xây dựng sai phép tại số 84 đường Láng, sáng 25-5 lực lượng chức năng liên ngành quận Đống Đa (Hà Nội) tổ chức phá dỡ ngôi nhà này.
-
TTO - Nhiều ngân hàng tuyên bố siết tín dụng, trái phiếu doanh nghiệp gần như đóng băng... khiến nhiều dự án bất động sản đối diện với nguy cơ đình trệ.
-
Danh mục trong tương lai của tập đoàn khách sạn hàng đầu thế giới bao gồm Grand Marina, Saigon - dự án bất động sản hàng hiệu đầu tiên của Marriott tại Việt Nam nhưng quy mô lớn nhất thế giới.
-
TTO - Bộ Giao thông vận tải chấp thuận Tập đoàn Vingroup và Techcombank chủ trì lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) theo phương thức PPP.
-
TTO - Với hơn 3ha đất nhà nước giao xây dựng nhà máy trong cụm công nghiệp, 11 năm sau dự án vẫn chỉ là ‘bãi tha ma’, đất bị doanh nghiệp mang đi thế chấp, tạo món nợ khổng lồ hơn 2,5 triệu USD.
-
TTO - Sáng 24-5, TAND TP Đà Nẵng tiếp tục xét xử phúc thẩm vụ án tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và bồi thường hợp đồng liên quan khu đất vàng ven biển Đà Nẵng (trị giá gần 1.810 tỉ đồng) với phần hỏi tại tòa.
-
TTO - Người dân bị thu hồi đất với giá bồi thường 300.000 - 800.000 đồng/m2, sau đó doanh nghiệp phân lô bán nền giá 4,5 - 7 triệu đồng/m2. Suốt 4 năm qua, người dân bị thu hồi đất vẫn chưa được tái định cư.
-
TTO - Cụm công nghiệp Quảng Tâm có diện tích 35ha (huyện Tuy Đức) được UBND tỉnh Đắk Nông giao đất vào cuối năm 2009 và bị lấn chiếm cho đến nay. Suốt 12 năm qua, chính quyền các cấp tỉnh này lúng túng xử lý không xong.
-
TTO - Việc gom đất, thổi giá "đón đầu" hai dự án cao tốc Buôn Ma Thuột - Khánh Hòa và Chơn Thành (Bình Phước) - Gia Nghĩa (Đắk Nông) khiến chính quyền các địa phương vất vả ngăn chặn.
-
TTO - Hơn 100 dự án bất động sản với nhiều kiểu vướng mắc được Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) tổng hợp kiến nghị, gửi đến UBND TP.HCM và các cơ quan có thẩm quyền từ tháng 3 đến tháng 5-2022.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận