13/12/2022 08:51 GMT+7

Lạp sườn gác bếp - ấm lòng cái giá lạnh Tết miền núi

LAM KHÊ
LAM KHÊ

TTO - Gia đình tôi sống ở một thị trấn nhỏ vùng miền núi phía Bắc. Đại gia đình nhà ngoại đều sống tại đây. Còn ông bà nội và họ hàng bên nội lại ở một vùng quê ven Hà Nội. Hai quê nội ngoại cách nhau hơn 300km.

Lạp sườn gác bếp - ấm lòng cái giá lạnh Tết miền núi - Ảnh 1.

Lạp sườn quê tôi

Có năm cha về thăm ông bà được, có năm chỉ gửi được quà Tết về. Năm nào không về ăn Tết ở quê nội được thì từ ngoài 20 tháng chạp là mẹ tôi sắm quà Tết, gọi là tấm lòng thơm thảo gửi về biếu ông bà.

Quà biếu Tết thường là một vài loại đặc sản như cân chè ngon, đôi chai mật ong rừng, ít măng nứa khô, hộp mứt Tết. Bao nhiêu cái Tết xa quê là ngần ấy lần, chiều ba mươi Tết bố thở dài nhìn xa xăm…

Khi Tết xôn xao về trên những cành hoa đào phai trên triền đồi, trên những nhành đào bích rung rinh đón gió ngoài chợ, và chùm quất run rẩy trong gió lạnh, cũng là lúc chợ Tết rộn ràng, với đủ thứ mùi hương trộn lẫn nhau.

Đặc biệt là trong khu chợ đồ khô, nào quế, nào hồi, nào hạt tiêu bắc, hạt mắc khén, hạt dổi… thơm ngào ngạt. Và công cuộc mua sắm Tết bắt đầu, với trăm thứ hầm bà lằng phải sắm sửa.

Quan trọng nhất vẫn là chuẩn bị cho mấy mâm lễ quan trọng: lễ cúng tất niên, cúng giao thừa, và cúng năm mới. Ở các tỉnh miền núi phía Bắc, mâm cỗ ngày Tết không thể thiếu một thứ: Lạp sườn gác bếp.

Từ rằm tháng chạp, mẹ tôi đã bắt tay vào việc làm lạp sườn. Tính mẹ tôi vốn cẩn thận, nên bà đặc biệt chú trọng từng khâu sơ chế. Lòng lợn ngon mua về được mẹ tuốt rửa thật sạch lần lượt muối hạt và rượu, cho hết sạch mùi hôi.

Sau đó mẹ không nhồi thịt ngay, mà bơm căng lòng lên và phơi khô, cho đến khi trong veo như chùm bong bóng dài. Mẹ bảo làm như vậy lạp sườn sẽ nhanh khô, bảo quản tốt hơn, và khi rán miếng lạp sườn sẽ giòn vỏ hơn. Sau đó là công cuộc nhồi thịt.

Thịt nạc vai lẫn mỡ băm nhỏ hạt lựu, ướp gia vị thơm phức, ngoài các gia vị thông thường như muối, tiêu, xíu đường, xíu rượu nếp, sẽ không thể thiếu một chút hạt mắc khén - một loại gia vị thơm cay nồng nàn, đặc trưng của ẩm thực miền núi.

Gia vị ướp trong vòng 3-4 tiếng cho thấm rồi mới nhồi vào lòng, thắt đoạn tầm 20cm. Xong xuôi, mẹ tôi bắt đầu dựng lò sấy.

Tết năm nào cũng vậy, lò sấy nhà tôi chỉ dựng tạm để sấy và kết hợp luộc bánh chưng. Xong việc là dỡ bỏ cho gọn gàng.

Lò chỉ đơn giản là mấy tấm tôn quây lại, có mấy thanh sắt bắc ngang, đủ để gác mấy mớ lạp sườn lên. Bên dưới là nồi bánh chưng, phía trên là những dây lạp sườn lúc lỉu đỏ au hấp dẫn.

Lạp sườn gác bếp - ấm lòng cái giá lạnh Tết miền núi - Ảnh 2.

Hong lạp sườn

Điều quan trọng nhất để có món lạp sườn ngon, đỏ đẹp là canh lửa. Lửa phải giữ sao cho liu riu, không to quá, cũng không được để bếp tắt nguội. Bởi trong quá trình sấy, nếu quá lửa, lạp sườn sẽ bị sém, khô, bên ngoài cháy, bên trong thịt chưa kịp chín.

Nếu bếp bị tắt nguội lâu, lạp sườn sẽ không lên màu đỏ đẹp, thịt bên trong không lên men được, nguy cơ bị ôi hỏng. Thông thường, mẹ phải canh trong vòng 2-3 ngày, đến khi lạp sườn săn lại, đỏ au, sượm khói bếp là được.

Những lúc bếp đỏ lửa để sấy lạp sườn, mấy anh em chúng tôi thường líu ríu nướng khoai, ngô, vừa ăn vừa trông giúp mẹ. Đứa nào đứa nấy má đỏ hồng hào.

Mẹ tôi cứ cặm cụi làm, thi thoảng lại rên rỉ vì cái lưng đau, nhưng vẫn hào hứng và say mê với những món ăn của mình. Mẻ lạp sườn nào đỏ đẹp, vừa tới, mẹ ngắm nghía thành phẩm, gương mặt sáng lên rạng rỡ.

Niềm vui của người mẹ quê thật giản dị, chỉ là nhìn ngắm thành quả là những món ăn ngon do chính tay mình làm, và gương mặt hài lòng của chồng, sự háo hức của đàn con thơ khi thưởng thức.

Dưới bàn tay thu vén của mẹ, mọi thứ luôn tươm tất, gọn ghẽ. Nhìn ngắm mẹ nấu nướng, chuẩn bị các món tinh tươm đón Tết trở thành niềm vui thích với tôi thuở nhỏ. Trông mẹ tất bật với đủ các món, sao cho cỗ bàn chỉn chu nhất, tôi cũng thấy lòng rộn rã, xốn xang lạ kỳ.

Tết có lẽ đến từ những điều như vậy, đó là từ cái tâm háo hức, chờ mong, từ sự chuẩn bị tươm tất cho từng món ăn, trang trí soạn sửa cho từng góc nhà.

Lạp sườn từ lâu đã là một món ăn không thể thiếu trong ngày Tết với người dân khu vực miền núi phía Bắc. Một món ăn cũng không hẳn quá cầu kỳ, nhưng cũng không hề dễ dàng, đòi hỏi sự chăm chút, tỉ mẩn của người làm.

Cách chế biến lạp sườn lại vô cùng đơn giản. Khi ăn, đem lạp sườn rửa sạch, không cần cho dầu mỡ mà chỉ cần cho vào chảo một bát con nước, đun cho đến khi sôi thì vặn vừa lửa, cho đến khi cạn nước thì lăn qua lăn lại chiếc lạp sườn trên chảo, cho từng chiếc căng tròn, vàng óng lên.

Tự mỡ từ trong lạp sườn tươm ra là vừa đủ. Thái lát miếng lạp sườn, thấy phần mỡ trong veo, xen lẫn phần nạc đỏ hồng, kết cấu chắc, không bị rời và lác đác tiêu, mắc khén là thành công.

Lạp sườn gác bếp - ấm lòng cái giá lạnh Tết miền núi - Ảnh 3.

Lạp sườn ngon nhất khi ăn với xôi

Trong tiết trời giá lạnh miền núi, ăn miếng xôi Tú Lệ hạt mẩy tròn, thơm dẻo, kèm miếng lạp sườn thơm cay nồng hương mắc khén, bên ngoài giòn, bên trong mềm dai, đậm đà, béo ngậy, đó là một sự kết hợp hòa quyện kỳ diệu.

Gian bếp trong chiều 30 Tết thơm phưng phức mùi giò xào mới gói, nồi thịt đông vừa hầm xong nóng hổi, lạp sườn thơm mùi khói, mắc khén được hong lên cẩn thận nơi khô ráo nhất, mới là lúc mẹ thong thả một chút.

Mấy cha con tôi cũng hối nhau dọn dẹp nhà cửa, trang trí đào, quất, hoa, mâm ngũ quả. Bên mâm cơm tất niên ấm cúng, cả nhà cùng nâng ly rượu chúc mừng, tạm biệt mọi gian nan, cực khổ của năm cũ, đón chào một năm mới nhiều may mắn, an vui. Những thanh âm ấy, màu sắc ấy của Tết vẹn nguyên mãi trong tâm thức, lắng sâu.

Cho đến bây giờ, tôi đã trưởng thành, lập gia đình ở nơi xa, không phải Tết nào cũng có thể thu xếp đưa gia đình về quê ăn Tết cùng cha mẹ được, tôi mới thấm thía tiếng thở dài của cha những năm xưa.

Quê hương không phải là một khái niệm trừu tượng nào cả, quê hương đôi khi đơn giản là nơi có cha mẹ mình ở đó. Nhất là những khi Tết đến xuân về, dù đi đâu, mỗi người con đều thèm được trở về trong vòng tay cha mẹ, được thưởng thức hương vị thân thuộc của mẹ nấu. Rưng rưng lắm, nhớ thương lắm...

"Món Tết quê nhà" cảm ơn hơn 660 bạn đọc đã gửi bài

Cuộc thi là nơi chia sẻ những bí quyết về các món ăn truyền thống ngày Tết, cũng là cơ hội cho những người con xa quê được dịp chia sẻ những cảm xúc về ngày Tết, những câu chuyện đón Tết, ký ức sum họp ấm áp, mâm Tết xa quê của bạn...

photo-1

Bạn đọc có thể viết về những câu chuyện thú vị quanh mâm cơm Tết, những món ăn tình thân sum họp gia đình, những món ăn "bắt buộc" phải có trong mâm cơm ngày Tết của từng vùng miền, những món ăn đặc trưng... cũng như tâm tư về ngày Tết quê mình qua ẩm thực.

Thời gian nhận tác phẩm từ ngày 20-10 đến hết ngày 15-12-2022. Lễ trao giải dự kiến diễn ra vào ngày 31-12-2022, tác giả và tác phẩm đoạt giải cuộc thi sẽ được công bố trên giai phẩm Tuổi Trẻ Xuân Quý Mão 2023.

Các bài sơ khảo sẽ được in thành sách.

Bài dự thi tối đa 1.500 chữ, khuyến khích kèm theo ảnh, video minh họa gửi về email montetquenha@tuoitre.com.vn.

Ban tổ chức đã nhận được hơn 660 bài của bạn đọc. Danh sách bạn đọc gửi bài từ 20-10 đến ngày 13-12:

Tương Quan, Nguyễn Tín, lê tuyết, kim cương, Tuan bui thanh, Hoang Tran, Đinh Trung, Đình Tuấn Đào, Chung Thanh Huy, tran van tam, Van Hung Nguyen, Trang nguyen Thi, Mai Trang, Dung Huynh Thi, phương phương trần, Thanh Xuân Nguyễn, Anh Tu Nguyen, Ngọc Diễm, Hạnh Bảo, Anh Tran, Nhu Phuong, Le Phuc An Nguyen, An nhiên Lý, anhhung phamtruong, Khiem Thi Hoang, Dung Tran, mỹ liên phạm, Phạm Anh Tuấn, Sửu Nguyễn, Hậu Nguyễn, Quang Ngo, Quynh nhu, Thanh Nga Nguyen, Đức Anh, thuy luong, yen pham, lưu thị bình, Mai Nguyen Van, Tuan Dao Minh, Nguyễn Thị Thu, Phú Hữu Huỳnh, Đức Thọ Phạm, Vu ta tu, Le Quoc Ky, Hoà Nguyễn Văn, Le Dieu, Tuan cuong, Hải Yến Trịnh Thị, Minh Trinh, Nhien Phuong, Lê Thanh An, Tuyết Lan Lê Thị, Dũng mai Đức, Thai Hoang, Diệu Lê, Trang Nguyễn Thuỳ, Thanh Kỳ Võ, Bếp của Sen, em Nguyên, thoai ngo, Le Hoang Hiep, Tuấn Khang Nguyễn, Lê Phương Thảo, Vũ Trần,My Nguyen, Dung Ha, Yến Trinh, Minh Phung, Quang Ngo, Minh Loc Duong Van, Nguyễn Hiên, Nga Cao, Thanh Thu Nguyen, Pham Anh Tuan, Hiển Bùi, Hoai Le Thi, Lieu Nguyen, Quynh Truc, thuy chu minh, Sinh Nguyen, Ngoc Tran, phuong hoai, Toản Cao Ngọc, hoan doan, Nguyen Tuong Van, van tu nguyen, huuthinh do, Ruby Pham, Si Lecong, Cao Phan Thanh, My Nguyen, Long Bao quynh, Tôi yêu Việt Nam, Nhung Mai, Thinh Nguyen, nhi Nguyễn, Huyền Nguyễn, Thảo Ngô, Hữu Đức Nguyễn, Tuandao Minh, Duong Le Duc, Nguyen Thi Huyen Nga, Tran Hieu Nguyen, Thanh Tam, phuong hoai, Hoai Vu, Trung mai, van luong, Duc Nguyen Huu, Thi Thuy Tran, Như Hiền, Uc Nguyen, Ngoan Do, Lai Nguye, Binh Nguyen Thanh, Ha Nguyen, Thao Nguyen Hoang, Khanh Ha Ca Vo, lưu thị bình, Quốc rin Pham, Ma Tân Xứ Nẫu, duyên hồng pt, Nguyễn Thị Ánh Nguyệt, Trần Hiếu Nguyễn, my Nguyễn, Dinh Trung, Tho Ton, Tuyen nguyen, Nguyễn Thị Thùy Trang, Dung ha, Vu ta tu, Tèo cao minh, Thi dao mai, Trần Mẫn Đạt Huỳnh, giang vy, Thu Nguyễn, ngoc nguyen, Nguyễn Thi lê My, Thanh Nga Nguyen, Cook Tom, Hoc Nguyen van, tuyethuynh1964, Dieu Linh ha Thi, Dong Nguyen The, Quỳnh Iris de Prelle, Mỹ Hà Đoàn, Duy Buu, Tường Anh Linh, Tuyết Nhung Triệu, Song Dai, Dong Mây Thong, Trang Nguyễn Thị Thùy, Hạnh Bảo, Trần Hiếu Nguyễn, phước vothi, Trần Thị Thoan, vinh hoa nguyen, Đạt Nguyễn Huỳnh, Thị Hiền Lê, Phùng Mỹ Lâm, Hien Duong, Minh Út Nguyễn, Loc Le, Phuong Hoai, Binh An, Ha Thu, Nguyễn Ngọc Hùng, Kim Ngân Cao, Nga Cao, Nguyễn Văn Mai, Hồng Thắm, duc nguyen nguyen, Thi Thuy Tran, Phạm Huỳnh Luân, Dương lê Đức, Tường Anh Linh, ngoc nguyen, Thanh Tú Nguyen dat vo, Hien Le, Hoa Mai, trang pham, lang Ton That, Kim Ha Tran, ngoc nguyen, thanhtuantqn, Trieu Ve, Le Minh Hai PT, Quỳnh Chi Ngô, Chau Que Huynh Ngoc, Diep Bui, Hoi Le Quang, Peter Ben, Anh Thư Pham, Luu Cam Van, khue viet truong, Minh La Thao, Van Hung Nguyen, Xuan Thi, Nhu Y Le Huynh, Si Lecong, Dũng Mai Duc, ngoc nguyen, Nguyen Khanh Linh, Nhung Pham, Kieu Nguyen, Hương Giang Nguyen Thi, Thanh chung chi, Thắm Bùi Thị Ngọc, Hải Bùi Thị, Nguyễn Thị Huyền Nga, Thuy Ho, Khải Trần Kym nè, Nguyễn Nhật Thanh, Yên Trám, Lê Lê, Bích Ngọc, Vũ Thần, Tạ Thanh Hải, Nhà Mây, Tùng Minh, Huong nguyen, Thị Thúy Trần, Hoàng Trần, Thanh chung chi, Vu ta tu, Hạnh Nhân Le, Kim Anh Huynh, Trương Minh Thua, Thương Hoài, Thanh Le, Hành Nghĩa, Thắm Bùi Thị Ngọc, Hồng Anh Nguyen, ThienLoc Huynh, Công Nguyễn, Nẻo Về Thiện Lành, Châu Quế Huỳnh Ngọc, nghia pham, văn Tuấn, Diệu Hiền Dương, Bích Ngọc, manh hoainam, Thuy Le, Nhung Dinh, Kha Nguyen, Lý Thị Dung, Nguyễn Thị Nở, Hien Duong, Quỳnh Nguyễn, Yến Anh Nguyễn, Nguyen Hongminh, Vũ Trần, Anh Vo, Hà Trần, Thu Hien, yen pham, Nguyen Minh, Tran Dang, Lê Văn Dũng, Hiền Anh Vũ thi, tu nguyễn đình, Kha Nguyen, Minh Tran, Anh Thien Nguyen Do, Ms Hoa, Thị Mai Hien Le, Loan Mai, Anh Nguyen, Nguyen Thi Hong Minh, bsn JoLy, (BeTo) Mưc, Thảo Nguyễn Hoàng, Ngoan Đỗ, nguyen hoa binh, phuong lien du,Thiên Nhất Trần, Hà Trần, Minh Vân Lê, Nhung Dương Thị, Ngan Lam, Huong Bui, Duong Hung, Võ Bích hạnh, Đoàn Hòa, Hùng Đinh Ngọc, Lư Thế Nhã, Thắng Phạm, Nguyệt Lại, Minh Tien, Nguyen Do, Thu Hằng Trần Thị, nguyen huyen, sg wong lan, Hai Duong Thanh, Tuyet Minh Tran, Le Le, Minh Thu, Hạo Phùng, Luyen Dinh, Ngô Quốc Việt, Minh Nguyen, Huynlinh Voduong, Tran Van Thai, Hùng Đinh Ngọc, Hảo Nguyễn Như, Loan Mai, Dung Thanh, Hoang Anh Linh, Thu Hoang, Đức Anh, Bích Phạm, Đinh Lệ, Bach Phan Tran, Nguyễn Phạm Hải Dương, Thị Hương Nguyễn, Thiên Di Kim, Bích Nhàn Nguyễn Thị, Ngô Nữ thùy Linh, Vien ngoc tran, mai lương phuong, Tra My, Phạm Thị Quyên, Mỹ Châu Nguyễn Thị, Bui Ngoc Thuy, van Truong tran, tam minh, Nga Cao, lan Huong Le Thi, Hai Bui Thi, Phuc Nguyen Nhan, Yến Lê, son pham, Hong tuoi nguyen, Linh Linh, Tuan Buu Le, Dinh Trung, thanh lan, Tặng vũ, Hoai phuong tran, ngoc nguyen, Hong ha Mary, Sơn Pham, Duc Phan Tan, Hồng Nguyễn, Quỳnh Chi Nguyễn Hoang Van, Đinh Phùng Văn, uyen bao, tu mai, Ngoc Hong, Thi Nguyen, Truc Nguyen, maitao, thảo vy, Tu Hao Lam, Huyen Nguyen Thi, Từ Linh, Trúc Phương Tivi Mẹ, Mai Tao, Giao Thừa Nguyễn, Tặng Vũ, văn Trương Trần, Phương Lý, Giao Thừa Nguyễn, Hiền Trần, Nhật Linh Phạm Ngọc, Nhan Hoang, Thị Liêu, Hồng Anh Nguyễn, ...

BAN TỔ CHỨC

Tết trong hương cốm dẹp Tết trong hương cốm dẹp

TTO - Thuở nhỏ ở quê, nếu đám con nít trong xóm luôn háo hức trông đợi mỗi lần Tết đến để được nhiều phong bao lì xì, được mặc quần áo mới thì nỗi mong chờ của tôi thật ngộ: Tết được ăn cốm dẹp.

LAM KHÊ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên